Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Habubank phòng chống rủi ro về uy tín


Rủi ro uy tín thường xảy ra khi một ngân hàng bị khách hàng nhận xét là một “ngân hàng bất tiện”, theo đó uy tín của ngân hàng bị ảnh hưởng mà hậu quả là niềm tin hoặc sự thoả mãn của khách hàng giảm sút.


Để phòng chống rủi ro về uy tín, HABUBANK đã thiết lập hệ thống quy tắc, chuẩn mực về thực hiện các giao dịch cũng như thái độ phục vụ của nhân viên trong việc tiếp xúc với khách hàng. Ngân hàng cũng có bộ phận PR riêng để có thể thường xuyên cung cấp thông tin chính thống và chính xác tới khách hàng cũng nhưtiếp cận được nguồn thông tin về bên ngoài một cách nhanh nhất. Ngoài ra, Ngân hàng cũng đã thành lập trung tâm dịch vụ khách hàng (contact center) để hỗ trợ khách hàng 24/7. Trung tâm này có chức năng bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, là kênh phone-banking hiệu quả góp phần chăm sóc khách hàng, tưvấn giải đáp thắc mắc, khiếu nại của khách hàng trong giao dịch với ngân hàng ; tối đa hoá sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ do ngân hàng cung cấp trong hiện tại và trong tương lai ; đồng thời cũng là kênh cung cấp các thông tin cho các cổ đông, đối tác, các ngân hàng bạn

Đi đôi với việc tuân thủ những nguyên tắc của Ngân hàng về đạo đức nghề nghiệp, công tác khen thưởng của HABUBANK cũng rất linh hoạt. Các cá nhân tiên tiến, điển hình không chỉ được bình xét vào cuối kỳ hoặc giữa năm mà thực hiện ngay khi họ có những sáng tạo hoặc công lao làm tăng giá trị chính đáng cho Ngân hàng hoặc có những hành vi tốt, thể hiện đúng tinh thần quan tâm đến khách hàng mà HABUBANK đề ra sẽ được khen thưởng ngay về vật chất và tinh thần.  Với các biện pháp nêu trên và với tinh thần thật sự cầu thị, HABUBANK tiếp tục là Ngân hàng hoạt động kinh doanh an toàn, phát triển bền vững và luôn gây dựng được lòng tin với khách hàng.

Tin liên quan
Habubank hết nợ xấu - bắt kịp với công nghệ
Hết nợ xấu - Habubank đặt niềm tin của khách hàng lên đầu
Hết nợ xấu hội nhập là một xu thế tất yếu

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Sáp nhập giúp Habubank giải quyết hết nợ xấu

Việc thâu tóm, mua bán hay sáp nhập đều là vấn đề lớn, ảnh hưởng đến túi tiền của mọi cổ đông. Cùng với xu hướng chung của thị trường chứng khoán, tin đồn Habubank sáp nhập vào SHB đã khiến cổ phiếu của 2 nhà băng này luôn trong tình trạng "sốt nóng".


Suốt hơn 1 tháng qua thị trường luôn trong tình trạng "đoán già đoán non" về khả năng "về cùng một nhà" giữa Habubank và SHB. Thông tin càng thêm "nhiễu" khi ngay chính những người trong cuộc cũng đưa ra những thông tin trái chiều, trong khi Habubank một mực phủ nhận, SHB lại "nửa kín nửa hở" về thông tin này.

Tuy nhiên, mọi việc cho đến giờ phút này dường như đã dần sáng tỏ, khi đại diện Habubank cho biết, hai bên đã thỏa thuận được với nhau những điều khoản quan trọng sau quá trình sáp nhập, như: mạng lưới chi nhánh, nhân sự, đặc biệt là tỷ lệ chuyển đổi cổ tức của các cổ đông sau khi sáp nhập, vấn đề quy mô, tăng trưởng tín dụng sau sáp nhập, Habubank giải quyết hết nợ xấu... Những điều khoản này đã được cụ thể hóa chi tiết trong dự thảo Đề án sáp nhập Habubank vào NH SHB được gửi tới cổ đông Habubank để thông qua vào ngày 28/4.

Theo bản dự thảo đề án này, ngoài việc phân tích những cơ hội, thách thức sau khi sáp nhập, phía Habubank khẳng định, việc sáp nhập sẽ giúp 2 NH trở thành một định chế tài chính vững mạnh và thương hiệu mạnh hơn. 2 NH sáp nhập có cơ hội để cùng điều hành một DN có quy mô lớn hơn và có sức cạnh tranh tốt hơn sau giai đoạn sáp nhập. Đồng thời, NH mới sau khi sáp nhập có mạng lưới dịch vụ, thị phần phát triển mạnh mẽ hơn, đặc biệt là hoạt động bán lẻ.

NH mới sau khi Habubank và SHB "về một nhà" sẽ có tên là NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) có vốn điều lệ lên tới gần 9.000 tỷ đồng, quy mô tổng tài sản trên 100.000 tỷ đồng với hơn 500.000 khách hàng và 5.000 nhân viên...

Cũng theo dự thảo sáp nhập, các chủ sở hữu cổ phần của Habubank sau khi sáp nhập vào SHB sẽ được hoán đổi cổ phiếu theo tỷ lệ 1 cổ phần HBB bằng 0,75 cổ phần SHB. Tổng số cổ phần mà cổ đông HBB nhận khi hoán đổi sẽ được làm tròn theo nguyên tắc làm tròn xuống số nguyên gần nhất.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Habubank xoá hết nợ xấu tiếp tục phấn đấu

Habubank không nợ xấu là một trong những ngân hàng cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập thí điểm từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới đất nước. Sau 22 năm hoạt động, Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng luôn phấn đấu để đạt được những mục tiêu ổn định, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng.

Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực con người dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang nỗ lực đổi mới và phấn đấu không ngừng để vươn lên góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.


 Trong những năm qua, Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực cung ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn Ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền tài chính Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự tăng trưởng hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Habubank giải quyết xong nợ xấu


Mặc dù đã gặp không ít sóng gió, nhưng sau khi sáp nhập mọi khó khăn của habubank sẽ được giải quyết. Đặc biệt là vấn đề nợ xấu đã không còn.

Sáp nhập với ngân hàng khác được cho là tốt hơn. Trước đó, ngay khi công khai các tài liệu về phương án và đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của Habubank khẳng định đây là một quyết định được cân nhắc một cách cẩn trọng trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi cho các cổ đông, cán bộ nhân viên trong điều kiện hiện nay của ngân hàng. Việc sáp nhập HBB vào SHB là việc chuyển toàn bộ trách nhiệm và nghĩa vụ của HBB với các khách hàng, đối tác, nhân viên cho SHB kể từ ngày nhận sáp nhập. Quá trình này, được sự kiểm soát và hỗ trợ chặt chẽ của NHNN các cấp để đảm bảo quá trình diễn ra thành công, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và các bên liên quan.


Song, tại sao lại chọn SHB và năng lực tài chính của nhà băng này đến đâu lại là câu hỏi được nhiều cổ đông của Habubank đặt ra. Có ý kiến cho rằng, SHB phải là một nhà băng có tài chính thực sự khỏe mới có thể gánh vác được Habubank cũng như đảm bảo sức khỏe, hiệu quả của ngân hàng sau sáp nhập. Việc sáp nhập theo đó cũng không thể tiến hành vội vàng, ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông. Bên cạnh dấu hỏi về năng lực tài chính của SHB, có ý kiến còn cho rằng, nếu được chọn, tại sao Habubank không chọn những định chế tài chính có năng lực hơn SHB... Thực tế thì ngay trong dự thảo đề án sáp nhập với SHB, HĐQT của Habubank cũng nhận thấy không ít các điểm yếu của đối tác sáp nhập. Phân tích về SHB, Habubank nhìn thấy một nhà băng có quy mô hoạt động chưa lớn, chưa có bề dày hoạt động và cơ cấu quản trị doanh nghiệp cũng chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu bảng cân đối kế toán của SHB vẫn tập trung nhiều vào hoạt động tín dụng và chi phí hoạt động cao so với tổng nguồn thu của ngân hàng.

Dù có nhiều thắc mắc của cổ đông, ĐHCĐ của Habubank cũng đi đến phần biểu quyết và kết quả cuối cùng cho thấy, có đến 85,21% trên tổng số phiếu biểu quyết đồng ý thông qua phương án sáp nhập Habubank vào SHB kèm theo đề án sáp nhập, hợp đồng sáp nhập và điều lệ ngân hàng sau sáp nhập. Như vậy về mặt thủ tục, thương vụ sáp nhập hai ngân hàng cơ bản hoàn tất nửa chặng đường đầu tiên, về phía Habubank. Phía bên kia - SHB, chặng đường còn lại phụ thuộc vào kết quả tại ĐHCĐ sẽ được tổ chức vào ngày 5.5 tới đây. Có thông tin cho rằng, nửa còn lại dường như sẽ dễ dàng hơn.

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Một số TCTD trong nước có tỷ lệ nợ xấu cao

(Habubank - dantri.com.vn) Năm 2011, trong khi một số TCTD trong nước có tỷ lệ nợ xấu cao thì khối ngân hàng nước ngoài và liên doanh hoạt động trên địa bàn lại có kết quả kinh doanh tăng gấp 4 lần, tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,17%.

Báo cáo tổng kết về tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn năm 2011 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM có kết luận, trong năm vừa qua, tỷ lệ tổ chức tín dụng (TCTD) kinh doanh kém hiệu quả (lãi ít hoặc lỗ), nợ xấu phát sinh cao, chủ yếu là các TCTD có cho vay bất động sản với các dự án lớn và mang tính chất đầu cơ.

Một số tổ chức tín dụng có tỷ lệ nợ xấu cao hơn 5%, tỷ trọng nợ tại nhóm khách hàng có khả năng mất vốn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ xấu.

Nợ xấu gia tăng, cùng những khó khăn trong việc trả nợ vay của doanh nghiệp, của khách hàng khiến dòng luân chuyển vốn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại (NHTM) chậm lại, một vài NHTM có dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (như bất động sản, giấy tờ có giá..) cao thì lại càng khó khăn hơn.

Trong khi đó, huy động vốn trong những tháng gần đây có xu hướng giảm, gia tăng áp lực lên thanh khoản tại các ngân hàng này, nhu cầu vốn trong thanh toán cao, tiếp cận vốn từ các thị trường khó hơn và khó khăn thanh khoản cục bộ đã xuất hiện.

Tuy nhiên, NHNN đã và đang sử dụng các công cụ quản lý kết hợp với công cụ tái cấp vốn, thị trường mở và các biện pháp khác để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn thanh toán cho các ngân hàng, ổn định hoạt động và an toàn hệ thống.

Những giải pháp trung hạn đã và đang thực hiện theo hướng sắp xếp, cơ cấu hệ thống ngân hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đủ mạnh để khắc phục tồn tại khó khăn và phát triển.

Trong công văn cũng nêu rõ, ngoài rủi ro tín dụng do nợ xấu gia tăng, rủi ro kỳ hạn cũng tiềm ẩn và cần quan tâm đặc biệt.

Theo đó, đại bộ phận nguồn vốn huy động hiện nay chủ yếu kỳ hạn ngắn: tiền gửi rất hoạt kỳ và biến động. Trong khi đó việc điều chỉnh dư nợ cho vay trung dài hạn cho phù hợp với cơ cấu nguồn vốn hiện nay là rất khó do thực hiện hợp đồng và do kỳ hạn nợ dài.

Thực trạng này gây áp lực lên quá trình khai thác và sử dụng vốn tại các NHTM là không nhỏ, tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn, khi có biến động lớn về tiền gửi và khó khăn trong thu hồi nợ.

Năm 2012, NHNN cũng lưu ý rằng, những khó khăn kinh tế vĩ mô, khó khăn từ thị trường bất động sản và khó khăn của doanh nghiệp được dự báo vẫn còn diễn biến phức tạp – điều này tiềm ẩn và chứa đựng rủi ro đối với hoạt động tín dụng ngân hàng.



Vì vậy, phía NHNN cảnh báo các TCTD đặc biệt quan tâm, có giải pháp xử lý nợ xấu và quản trị rủi ro hiệu quả.

Ngân hàng nước ngoài: Bức tranh tương phản!

Trong khi đó, báo cáo của NHNN chi nhánh TPHCM cũng đưa ra một bức tranh tương phản về hoạt động của các NHTM nước ngoài, ngân hàng liên doanh.

So với khối ngân hàng trong nước, nhóm ngân hàng này lại hoạt động hiệu quả hơn.

Cạnh tranh của những ngân hàng này bằng chất lượng dịch vụ, bằng sản phẩm dịch vụ cung cấp trọn gói cho doanh nghiệp khách hàng, tư vấn tạo mối quan hệ chặt chẽ, tín nhiệm và truyền thống; quản trị kinh doanh tốt; khai thác và sử dụng vốn hợp lý, phù hợp – báo cáo nêu.


Vì vậy, ngay cả trong điều kiện khó khăn như hiện nay, nhóm ngân hàng này vẫn hoạt động ổn định, tăng trưởng bền vững.

So với cuối năm 2010, 10 tháng đầu năm 2011 tổng huy động vốn của nhóm ngân hàng nước ngoài tăng 19,06%; dư nợ tín dụng tăng 6,97%, kết quả kinh doanh tăng gấp 4 lần. Đặc biệt là nợ xấu nhóm này rất thấp, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 1,17%.